Hướng dẫn sử dụng hàm IF trong excel

Rate this post

Học excel nên bắt đầu từ đâu? Đó là câu hỏi thường gặp trong cuộc sống. Vậy mình xin trả lời muốn học giỏi excel thì trước hết các bản phải học được cấu trúc,công dụng của các hàm cơ bản trong excel thì người học excel mới học tốt đươc. Với bài này mình xin chia sẻ cú pháp, chức năng về hàm logic trong excel trong đó có hàm IF.

Mô tả của hàm IF

-Trả về giá trị ở đối số thứ 2 nếu điều kiện là đúng,ở đối số thứ 3 nếu điều kiện sai.
Ví dụ: IF(A>2,B,C)
Trong đó A>2: là điều kiện của biểu thức
Kiểm tra A>2 nếu đúng thì đưa ra B, Nếu sai thì đưa ra C.

Cú pháp hàm IF

=IF(logical_test,value_if_true,value_if_false)
Trong đó:
logical_test: là một giá trị hay biểu thức mà khi thử trả về TRUE hoặc FALSE. Nói chung là điều kiện để kiểm tra.
value_if_true: giá trị trả về đúng khi biểu thức kiểm tra đúng.
value_if_false: giá trị trả về sai khi biểu thức kiểm tra sai.

Ví dụ về hàm IF

Trước khi lấy ví dụ mình xin lưu ý nếu cứ đề bài nào cho ra có từ “Nếu… thì” ta sẽ dùng hàm IF.
Đề bài: Đựa vào thông tin trong bảng điền dữ liệu vào cột hạnh kiểm. Nếu điểm trung bình(ĐTB)>8 thì học sinh đó xếp loại hạnh kiểm(HK) tốt không thì không xếp loại cho học sinh đó.
Với đề bài này mình xin làm như sau:
=IF(ĐTB>8,”tốt”,0)
Giải thích: ĐTB>8: là điều kiện của bài cho hay là logical_test.
tốt: trả về đúng nếu bạn học sinh nào có ĐTB>8. Nếu 0 khi bạn đó có ĐTB<8.
Qua bài này mình mong muốn các bạn hiểu và biết khi nào vận dụng đúng hàm IF và phù hợp với đề bài cho.