Lễ vu lan báo hiếu thường diễn ra trong tháng 7 âm lịch hằng năm, trùng với tháng cô hồn nên nhiều người nghĩ rằng 2 ngày lễ này giống nhau, nhưng thật ra thì ý nghĩa lại khác nhau hoàn toàn.
Ý nghĩa thật sự của lễ vu lan
Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ đã sinh thành và dưỡng dục mình. Ngoài ra, đây còn là dịp mọi người tìm về cội nguồn.
Vào ngày này, các phật tử thường làm lễ cúng, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng… Dịp lễ vu lan, mỗi người thường được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ.
Đây thật sự là một ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà lễ vu lan mang lại. Là ngày mà mọi người trong chúng ta đều ghi nhớ để đền đáp đấn sinh thành và những người thân đã mất.
Ý nghĩa thật sự của tháng cô hồn
Tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng cô hồn. Dân gian quan niệm đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt là ngày rằm tháng bảy là ngày xá tội vong nhân ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế.
Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đêm lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.
Tháng cô hồn là tháng u ám nhất trong năm, người dân chủ yếu đi chùa để cầu bình an và kiên cữ sát sinh, làm việc thiện để tích đức.
Như vậy các bạn đã phân biệt được lễ vu lan với tháng cô hồn khác nhau hoàn toàn phải không, đừng nhầm lẫn là 2 ngày này giống nhau nha.